Hạt điều nằm trong danh mục hàng hoá được cho phép xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu hạt điều bạn sẽ không cần xin giấy phép xuất khẩu. Đây được coi là một loại thực phẩm do đó khi xuất khẩu cần chuẩn bị một số giấy tờ xuất khẩu khác nhau. Vậy quy trình xuất khẩu hạt điều gồm những bước nào? Cần chuẩn bị những gì để làm thủ tục xuất khẩu hạt điều? Hãy cùng VPTrans Logistics theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu hạt điều nhé!
1. Căn cứ pháp lý khi xuất khẩu hạt điều
Theo nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý ngoại thương, thì mặt hàng hạt điều không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu nhập khẩu. Vì vậy doanh nghiệp, nhà vườn, đơn vị có nhu cầu muốn xuất khẩu hạt điều ra nước ngoài hoàn toàn có thể xuất khẩu mặt hàng nông sản này và làm thủ tục hải quan như bình thường.
Theo Thông Tư 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2021, thì mặt hàng hạt điều khi nhập khẩu sẽ phải làm tiến hành kiểm dịch thực vật. Khi làm thủ tục xuất khẩu hạt điều thì phía người mua sẽ yêu cầu phía người bán cung cấp được chứng từ kiểm dịch cho họ.
2. Mã HS và thuế suất xuất khẩu hạt điều
2.1 Mã HS hạt điều
Mã HS | Mô tả hàng hóa | Ghi chú |
0801 | Hồ tiêu, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ. | |
08013100 | – – Chưa bóc vỏ | |
08013200 | – – Đã bóc vỏ | |
0813 | Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch (nuts) hoặc quả khô thuộc Chương này. | |
08135010 | – – Hạt điều hoặc quả hạch Brazil (Brazil nuts) chiếm đa số về trọng lượng | |
2008 | Quả, quả hạch (nuts) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. | |
20081910 | – – – Hạt điều | Đã qua chế biến |
2.2 Thuế suất xuất khẩu hạt điều
- Thuế xuất khẩu hạt điều tươi : 0%
- Thuế VAT: 0%
3. Thủ tục xuất khẩu hạt điều
3.1 Bộ hồ sơ hải quan khi xuất khẩu hạt điều
- Tờ khai hải quan
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
- Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của lô hàng và các chứng từ, giấy phép khác nếu có (C/O – Certificate of Origin)
- Certificate of Health
- Certificate of Quality/Quantity
3.2 Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu hạt điều
– Hồ sơ xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate):
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc xác nhận công bố chất lượng sản phẩm hoặc GMP hoặc HACCP hoặc ISO 22000 hoặc IFS hoặc BRC hoặc FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.
- Nhãn sản phẩm.
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu (theo mẫu qui định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
- Hợp đồng thương mại
– Quy trình xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate ) :
Bước 1: Chúng ta nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sai hoặc chưa đủ thì bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Sau khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra lô hàng.
Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Trường hợp phát hiện lô hàng không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Lưu ý: Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) tính trên một lô hàng xuất khẩu. Cho nên cần phải xin cấp chứng thư kiểm dịch thực vật cho mỗi lô hàng khác nhau.
3.3 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hạt điều (Certificate of Origin)
Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…
4. Lưu ý khi xuất khẩu hạt điều
– Đối với mặt hàng quả hạt điều xuất khẩu, để đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng. Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:
- Tên hàng bằng tiếng Anh
- Tên đơn vị nhập khẩu
- MADE IN VIETNAM
- Số thứ tự kiện/tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v