THỦ TỤC NHẬP KHẨU GẠCH ỐP LÁT MỚI NHẤT 2024

Xây dựng là lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ và trở thành trọng điểm của nền kinh tế. Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các dự án xây dựng đa dạng, nhu cầu sử dụng gạch ốp lát đang tăng cao. Trong bối cảnh này, việc nhập khẩu gạch đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu đa dạng và lớn mạnh của thị trường.

Gạch nhập khẩu hiện đa dạng về kích thước và chủng loại, từ gạch thông thường đến cao cấp, có nguồn gốc từ nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha… Sản phẩm này có khả năng cạnh tranh cao nhờ chất lượng ổn định, mẫu mã đa dạng và giá cả hợp lý, thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

Gạch ốp lát, gạch men và gạch ceramic là sản phẩm nhập khẩu phổ biến tại Việt Nam. Quy định về thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát do nhà nước ban hành nhằm đảm bảo chất lượng và quyền lợi của các đơn vị tham gia thị trường. Doanh nghiệp cần chú ý đến các quy định này khi tiến hành nhập khẩu, hôm nay VPTrans Logistics sẽ cung cấp thông tin về quy trình , thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát, cùng với chính sách và thuế nhập khẩu cũng như thuế giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng cho các loại gạch hiện nay.

II. Chính sách nhập khẩu gạch ốp lát

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu gạch óp lát được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:

  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP;

  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP;

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC;

  • Thông tư 19/2019/TT-BXD Công văn số 3148/BXD-VLXD

  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

Theo 5 văn bản pháp luật nêu trên, mặt hàng gạch không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, quy trình nhập khẩu gạch tương tự như các mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, cần lưu ý gạch ốp lát thuộc diện phải chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phần 3 Thông tư 19/2019/TT-BXD.

“Các sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong Phần 2 của Quy chuẩn này dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận”

III. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Yêu cầu đính kèm nhãn trên sản phẩm nhập khẩu không phải là một quy định mới. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành, việc theo dõi và kiểm tra việc đính nhãn trên hàng hóa nhập khẩu đã trở nên nghiêm ngặt hơn. Hành động đính nhãn trên sản phẩm có mục tiêu hỗ trợ các cơ quan quản lý hàng hóa trong việc xác định nguồn gốc và đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm. Vì vậy, việc gắn nhãn lên sản phẩm là một phần quan trọng không thể thiếu khi thực hiện thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát từ các quốc gia khác.

1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc áp dụng nhãn, nội dung trên nhãn cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, quy định về nội dung nhãn cho các mặt hàng được đề cập trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Đối với máy đóng chai, một nhãn mác đầy đủ cần chứa các thông tin sau:

  • Thông tin về người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

  • Thông tin về người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

  • Tên và mô tả chi tiết về sản phẩm.

  • Xuất xứ của sản phẩm.

Đây là các thông tin cơ bản mà cần phải xuất hiện trên nhãn sản phẩm. Nếu các thông tin này được hiển thị bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, thì cần phải có phiên dịch tương ứng. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu gạch và phát hiện sự không phù hợp với quy định, hải quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra nội dung trên nhãn với sự cẩn trọng đặc biệt.

2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Việc dán nhãn lên hàng hóa là điều quan trọng, nhưng việc đặt nhãn đúng vị trí còn quan trọng hơn nhiều. Trong quá trình nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần được gắn lên các bề mặt khác nhau của sản phẩm, bao gồm trên thùng carton, trên kiện gỗ, và trên bao bì sản phẩm. Đặt nhãn tại bất kỳ vị trí nào, miễn là dễ dàng kiểm tra và thấy được, đều đáng kể.

Đảm bảo rằng nhãn được đặt đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm tra hải quan khi thực hiện thủ tục nhập khẩu các loại gạch xây dựng. Đối với các sản phẩm bán lẻ trên thị trường, cần phải đính kèm nhiều thông tin khác nhau trên nhãn, bao gồm thông tin về nhà sản xuất, trọng lượng sản phẩm, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và các cảnh báo về an toàn.

3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Việc đính kèm nhãn trên hàng hóa là một yêu cầu pháp lý quan trọng. Trong trường hợp hàng hóa không được trang bị nhãn hoặc nội dung nhãn không chính xác khi nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải đối mặt với các rủi ro sau đây:

  1. Chịu mức phạt theo quy định, với mức phạt được xác định trong Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.

  2. Mất quyền hưởng lợi từ thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, do việc xác nhận xuất xứ bị từ chối.

  3. Tiềm ẩn nguy cơ mất hàng hoặc hỏng hóc trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển do thiếu thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.

Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định về đính kèm nhãn đúng cách khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa.

IV. Mã HS gạch các loại

1. Mã HS code

Các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải xác định chính xác mã HS và thuế suất phù hợp để thực hiện quá trình nhập khẩu một cách thuận lợi. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp, liên quan đến mọi bước trong quá trình nhập khẩu. Dưới đây là thông tin tham khảo về mã HS và thuế suất tương ứng của một số loại gạch được nhập khẩu.

  • 68114021 – Gạch lát nền hoặc ốp tường chứa plastic

  • 68114022 – Dùng để lợp mái, ốp bề mặt hoặc làm vách ngăn

  • 68118210 – Gạch lát nền hoặc ốp tường chứa plastic

  • 68129920 – Gạch lát nền hoặc ốp tường

  • 68128040 – Gạch lát nền hoặc ốp tường

  • 69072313 – Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, đã tráng men

  • 69072314 – Loại khác, đã tráng men

  • 69072391 – Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, không tráng men

  • 69072392 – Loại khác, không tráng men

  • 69072393 – Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, đã tráng men

Căn cứ vào thực tế hàng hóa, bạn xác định được mã HS của lô hàng. Sau đó, bạn tra cứu biểu thuế nhập khẩu gạch ốp lát tương ứng với mã HS và xuất xứ hàng hóa, để tính toán số tiền thuế phải nộp, trong đó có thuế nhập khẩu và thuế VAT cho hàng nhập khẩu.

2. Những rủi ro khi áp sai mã HS

Xác định đúng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:

  • Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Phát sinh thuế: Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

3. Thuế nhập khẩu gạch ốp lát

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu gạch ốp. Nghĩa vụ thuế là khoản bắt buộc và hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Thuê NK có 2 loại thuế. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã hs của hàng hóa được chọn.

Cách tính thuế nhập khẩu của máy đóng chai như sau:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.

Theo công thức trên có thể thấy thuế nhập khẩu của gạch ốp lát thuộc vào mức thuế suất được áp. Mức thuế suất phụ thuộc vào mặt hàng đó có chứng nhận xuất xứ hay không có chứng nhận xuất xứ. Nếu có chứng nhận xuất xứ (℅) thì có thể áp mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

V. Bộ hồ sơ nhập khẩu gạch ốp lát

Danh sách các chứng từ cần thiết để hoàn tất thủ tục nhập khẩu các loại gạch bao gồm các chứng từ sau:

  1. Tờ khai hải quan.

  2. Hợp đồng thương mại (Sale contract).

  3. Danh sách đóng gói (Packing list).

  4. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).

  5. Vận đơn (Bill of lading).

  6. Chứng nhận xuất xứ (nếu có).

  7. Kết quả chứng nhận hợp quy

  8. Catalog (nếu có), và bất kỳ tài liệu khác nào mà cơ quan hải quan yêu cầu.

VI. Quy trình nhập khẩu gạch ốp lát

Mặt hàng gạch ốp lát nhập khẩu cần làm các bước công việc liên quan đến hợp quy, kiểm định chất lượng, và thông quan hàng hóa. Quý doanh nghiệp sẽ làm việc với 3 cơ quan khác nhau, cụ thể như:

  • Sở Xây dựng;

  • Tổ chức chứng nhận, kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu;

  • Chi cục Hải quan.

Các bước thực hiện quy trình nhập khẩu gạch ốp lát cụ thể như sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng và hợp quy sản phẩm

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy có ký đóng dấu, rồi nộp cho Sở Xây dựng tại nơi Doanh nghiệp đăng kí kinh doanh. Bộ hồ sơ đăng kí kiểm tra bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (theo mẫu do Sở Xây dựng cung cấp)

  • Bộ chứng từ nhập khẩu ( Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O, Chứng chỉ ISO nhà máy sx)

Khi đã nộp hồ sơ đầy đủ, thường thì sau 1-2 ngày, Sở Xây dựng sẽ được cấp số đăng ký, và đóng dấu đỏ cùng chữ ký lãnh đạo Sở.

Bước 2: Khai báo hải quan

Sau khi được Sở Xây dựng cấp sổ đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp nhập nội dung và truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm VNACCS. Lưu ý đính kèm file đăng ký KTCL, cùng với Invoice, Bill, C/O

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gạch và của các mặt hàng khác. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC

  • Tờ khai hải quan;

  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);

  • Vận đơn (Bill of lading);

  • Danh sách đóng gói (Packing list);

  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);

  • Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng;

  • Chứng nhận xuất xứ (certificate of origin);

  • Catalog.

  • Công văn xin đem hàng về kho bảo quản (chờ kết quả kiểm tra chất lượng)

Khi chứng từ hợp lệ, hải quan đồng ý cho Doanh nghiệp đem hàng về kho bảo quản, chờ lấy mẫu giám định.

Trường hợp tờ khai phân vào luồng Đỏ, sau khi hải quan kiểm tra hồ sơ hợp lệ, sẽ chuyển sang bộ phận kiểm hóa. Đây là khâu chủ hàng phải xuất trình hàng hóa để cán bộ hải quan đến kiểm tra thực tế xem có đúng với khai báo hay không.

Sau khi kiểm hóa, nếu phát hiện sai phạm, tùy theo mức độ mà có biện pháp giải quyết. Còn đa phần hàng hóa chuẩn chỉnh như khai báo trong hồ sơ, thì sẽ chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 3: Kiểm tra hàng hoá

Doanh nghiệp thu xếp xe để đưa hàng về kho riêng, sau đó làm việc với 1 cơ quan kiểm định đủ điều kiện và được Bộ xây dựng công nhận (như Vinacontrol, Vinacert, Thăng Long…), và mời họ đến tiến hành kiểm tra chất lượng gạch ốp lát nhập khẩu theo phương thứ 7.

Sau đó, tiến hành lấy mẫu và kiểm tra chất lượng mẫu theo QCVN 16:2019/BXD. Với kết quả kiểm nghiệm đạt, doanh nghiệp được đơn vị này cấp chứng nhận hợp quy cho lô gạch ốp nhập khẩu.

Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra

Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Sở Xây dựng gồm:

Cơ quan này sẽ phát hành văn bản “Thông báo Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” có ký đóng dấu của Sở. Trong đó có phần kết luận rất quan trọng: hàng hóa đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Với loại giấy này, lô hàng nhập coi như đã đạt chất lượng.

Bước 5: Thông quan hàng hóa

Doanh nghiệp đem bản gốc Thông báo trên của Sở Xây dựng nộp cho hải quan, để họ thông quan cho lô hàng. Đến đây là doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát.

VII. Các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát

  • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ cần phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu;

  • Không phải tất cả các loại gạch men không phải kiểm tra chất lượng (Những mã hs gạch men, gạch ốp lát phải kiểm tra chất lượng gồm: 6907.21.91; 6907.21.93; 6907.22.91; 6907.22.93; 6907.23.91; 6907.23.93);

  • Phải dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu tránh bị phạt do không có nhãn mác;

  • Xác định chính xác mã hs để không bị phát sinh thuế nhập khẩu và tránh nguy cơ bị phạt khi số thuế phát sinh tăng;

  • Chứng nhận xuất xứ form E không được hưởng mức thuế suất thấp, nên không cần thiết khi nhập khẩu.

  • Doanh nghiêp cần lưu ý thời gian nộp kết quả kiểm tra chất lượng cho hải quan. Trường hợp nộp kết quả kiểm tra chất lượng trễ sau 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai thì Doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính và không được mang hàng về kho bảo quản trong vòng 6 tháng.

Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu gạch men ốp lát, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng gạch men nhập khẩu. Đối với mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn hoặc yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu gạch, Quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *