Thủ Tục Xuất Khẩu Hoa Quả Đóng Hộp

Trái cây đóng hộp là các loại trái cây, rau củ quả được sơ chế sạch rồi mang đi đóng hộp. Một số phương pháp được sử dụng như nấu chín, diệt khuẩn, sấy khô, hút chân không,… để tiêu diệt vi khuẩn cũng như loại bỏ một số tính chất ban đầu. Tuy nhiên trong thực tế, loại sản phẩm này nói chung vẫn giữ được những thành phần dinh dưỡng vốn có như khi chúng còn tươi nhờ công nghệ bảo quản ngày càng hiện đại.

Trái cây đóng hộp được sản xuất từ những loại trái cây tươi bảo quản trong dạng hộp kín mang lại cho người tiêu dùng một món ăn giàu dưỡng chất, vitamin và vô cùng tiện lợi.Quy trình sản xuất trái cây đóng hộp

Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, VPTrans Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu trái cây đóng hộp.

1. Mã HS trái cây đóng hộp

Trái cây đóng hộp có mã HS tham khảo là:

2004    Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06

20060000    Rau, quả, quả hạch (nuts), vỏ quả và các phần khác của cây, được bảo quản bằng đường (dạng khô có tẩm đường, ngâm trong nước đường hoặc bọc đường)

2. Hồ sơ hải quan xuất khẩu hoa quả đóng hộp

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu hoa quả đóng hộp gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
  • Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
  • Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Certificate of Free Sales (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) (CFS)
  • Các chứng từ liên quan khác,…

3. Lưu ý khi xuất khẩu trái cây đóng hộp

3.1 Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu trái cây đóng hộp

Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

– Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu trái cây đóng hộp gồm:

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)

3.2 Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu trái cây đóng hộp

Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng trái cây đóng hộp, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng trái cây đóng hộp xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.

– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu trái cây đóng hộp gồm có:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)
  • Mẫu của lô hàng trái cây đóng hộp xuất khẩu

– Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.

Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.

Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.

Lưu ý: Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng. Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.

3.3 Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Luật An toàn Lao động số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010, hiệu lực ngày 01/07/2011, đối với giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bản diễn giải về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc sản xuất mì, phở ăn liền
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế khu vực sản xuất
  • Quy trình sản xuất của sản phẩm và quy trình bảo quản
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện lao động về sức khỏe của chủ cơ sở hoặc người chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm
  • Giấy chứng nhận đã được tập huấn về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở hoặc người chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm

Thời gian sử dụng cho giấy phép này là 3 năm. Sau 3 năm, doanh nghiệp cần xin cấp lại với thủ tục và chứng từ tương tự

3.4 Kết quả kiểm nghiệm thành phần sản phẩm và Bản tự công bố

Về đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm và tự công bố, doanh nghiệp cần chuẩn bị mẫu và bản tự công bố, sau đó nộp cho các cơ quan được cấp phép bởi Bộ Y tế cho phép kiểm nghiệm sản phẩm theo QCVN 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm và giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm.

Các công ty được cấp phép như: Sắc ký Hải Đăng, Vinacontrol, Quatest 3,… thời gian test mẫu là 7 – 10 ngày, nếu đạt sẽ được cấp chứng thư kiểm nghiệm.

Sau đó sẽ nộp bản tự công bố của doanh nghiệp kèm chứng thư kiểm nghiệm cho Ban Quản lý an toàn thực phẩm, sau 3 – 5 ngày là hoàn tất.

3.5 Giấy phép lưu hành tự do (Certificate of Free Sales) khi xuất khẩu trái cây đóng hộp

Đối với thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do, sau khi có được các chứng từ như:

  • Giấy phép kinh doanh
  • Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm
  • Bản tự công bố sản phẩm

Doanh nghiệp nộp toàn bộ chứng từ trên tại Bộ Công Thương, trong thời gian từ 5 – 7 ngày (tính từ ngày bộ hồ sơ hợp lệ), doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy lưu hành tự do.

4. Quy định về nhãn mác hàng hóa khi xuất khẩu phẩm trái cây đóng hộp

Nội dung được quy định trên nhãn mác của trái cây đóng hộp khi xuất khẩu bao gồm:

  • Tên hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Tên nhà xuất khẩu ( shipper)
  • Tên nhà nhập khẩu ( consignee)
  • Xuất xứ hàng hóa

Các nội dung khác theo tính chất của hàng hóa được quy định tại phụ lục i của nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

👉 Trên đây là nội dung thủ tục nhập khẩu máy pha cafe. Anh/chị đang có nhu cầu nhập khẩu máy cắt cỏ, xin liên hệ với VPTrans để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
—————————————————-
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VPTRANS LOGISTICS
Hotline: 0947.517.868
Email: Infos@vptrans-global.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *