Ở Việt Nam dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu năm với diện tích trồng lớn, sau cao su, hồ tiêu, điều. Hiện nay, diện tích dừa cả nước đạt khoảng 175.000 ha, tập trung tại các tỉnh Duyên hải miền Trung và ĐBSCL, vì vậy mà Việt Nam hiện đang là một trong những nước xuất khẩu dừa tươi lớn sang các thị trường tiêu thụ mạnh như: Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, Úc…Các sản phẩm dừa xuất khẩu thường là các loại: xuất khẩu dừa tươi nguyên quả và xuất khẩu nước dừa.
Vậy các doanh nghiệp đang sản xuất cũng như kinh doanh mặt hàng dừa tươi đã biết tới Thủ Tục Xuất Khẩu Dừa Tươi sẽ như thế nào chưa, sẽ bao gồm những hồ sơ gì? Dừa tươi là thực phẩm dạng thực vật, nên khi làm thủ tục xuất khẩu dừa tươi đi các nước, doanh nghiệp cần kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP), kiểm dịch thực vật và hun trùng lô hàng trước khi lô hàng xuất bến. Dưới đây, VPTrans Logistics sẽ đưa ra chi tiết hướng dẫn thủ tục xuất khẩu dừa tươi để Quý doanh nghiệp cùng tham khảo.
1. Căn cứ pháp lý khi xuất khẩu dừa tươi
Theo phụ lục II của nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của chính phủ. Dừa tươi không thuộc trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Như vậy đối với thủ tục xuất khẩu dừa sẽ tiến hành làm bình thường.
Theo thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018, thì mặt hàng dừa khi nhập khẩu sẽ phải làm tiến hành kiểm dịch thực vật. Khi làm thủ tục xuất khẩu dừa thì phía người mua sẽ yêu cầu phía người bán cung cấp được chứng từ kiểm dịch cho họ.
2. Mã HS và thuế suất xuất khẩu dừa tươi
2.1 Mã HS quả dừa tươi
Phần II: CÁC SẢN PHẨM THỰC VẬT | |
Chương 08: Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa | |
0801 | – Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ |
08011100 | – – Dừa đã trải qua công đoạn làm khô |
08011200 | – – Dừa còn nguyên sọ |
080119 | – – Loại khác |
08011910 | – – – Dừa non |
08011990 | – – – Loại khác |
2.2 Thuế suất xuất khẩu dừa tươi
- Thuế suất xuất khẩu dừa tươi : 0%
- Thuế VAT: 0%
3. Thủ tục xuất khẩu dừa tươi
3.1 Quy trình xuất khẩu dừa tươi ra nước ngoài
Bước 2: Làm thủ tục hải quan.
Bước 3: Thông quan lô hàng và chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ gửi cho nhà nhập khẩu.
3.2 Bộ hồ sơ hải quan khi xuất khẩu dừa tươi
Hồ sơ hải quan xuất khẩu dừa tươi căn cứ theo khoản 5 điều 1 thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) gồm có:
- Tờ khai hải quan
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
- Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của lô hàng và các chứng từ, giấy phép khác nếu có (C/O – Certificate of Origin)
- Certificate of Health
- Certificate of Quality/Quantity
3.3 Hướng dẫn thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu dừa tươi
Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng dừa tươi, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng dừa tươi xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.
– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật gồm có:
- Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
- Danh sách đóng gói (Packing List)
- Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)
- Mẫu của lô hàng dừa tươi xuất khẩu
– Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:
- Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
- Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.
- Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.
- Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.
- Lưu ý: Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng. Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.
3.4 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho dừa tươi (Certificate of Origin)
Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.
Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…..
4. Lưu ý khi xuất khẩu dừa tươi
– Đối với mặt hàng quả dừa xuất khẩu, để đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
– Đối với hàng container, do thời gian cắt máng và free cắm điện ngắn, doanh nghiệp cần căn thời gian làm kiểm dịch và kiểm hàng hóa hải quan tránh bị quá hạn lịch cắt máng của hãng tàu/cảng.
5. Vận chuyển khi xuất khẩu dừa tươi
Tùy thuộc vào thị trường mà dừa tươi được xuất khẩu đến, lô hàng dừa tươi sẽ được yêu cầu từ phía người mua về việc đóng gói và vận chuyển theo container lạnh ở mức nhiệt độ là bao nhiêu để phù hợp, tránh làm hỏng lô hàng dừa tươi. Hiện nay, xuất khẩu dừa tươi có 2 loại phổ biến: Loại dừa nguyên quả và loại dừa gọi kim cương.
- Loại dừa nguyên trái được vận chuyển bằng container lạnh, nhiệt độ trung bình là 0 độ C, độ thông gió là 10, độ ẩm là 50-60%.
- Loại dừa gọt kim cương thì được đóng vào container theo thông số kỹ thuật như sau: nhiệt độ duy trì trên mức 2 độ C, độ thông gió là 10, và độ ẩm là 50-60%.