Trà khô là tất cả những loại trà được chế biến bằng phương pháp sấy khô. Nguyên liệu chính của trà khô chính là búp chè xanh tươi. Vì thế, mức độ trà khô ngon như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lá trà. Thông thường, nếu chỉ dùng mắt để chọn trà khô ngon thì bạn nên chọn những loại trà có búp còn nguyên vẹn, cánh chè nhỏ và khô cong.
Vậy cách làm thủ tục xuất khẩ u mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, VPTrans Logistics sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu chè khô.
1. Quy đinh pháp luật xuất khẩu chè khô
Căn cứ theo Điều 4, 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, chè khô là mặt hàng nông sản được khuyến khích xuất khẩu do đó doanh nghiệp có thể làm thủ tục thông quan bình thường và không cần xin giấy phép.
2. Mã HS chè khô
Chè khô được quy định thuộc nhóm mã HS: 0902
- 09021010: – – Lá chè
3. Hồ sơ hải quan xuất khẩu chè khô
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu bún khô gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
-
Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
-
Packing List (Phiếu đóng gói);
-
Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu);
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
-
Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
-
Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
-
Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)
- Các chứng từ liên quan khác,…
4. Lưu ý khi xuất khẩu chè khô
4.1 Thủ tục xin giấy chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu chè khô
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O):
-
Bill of Lading; Invoice; Packing List, Tờ khai xuất thông quan
-
Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
-
Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua…)
4.2 Kiểm dịch thực vật khi làm thủ tục xuất khẩu chè khô
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng chè khô bao gồm:
-
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Theo mẫu của cơ quan kiểm dịch được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT);
-
Hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa nếu có;
-
Giấy ủy quyền của chủ hàng (Trong trường hợp bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền);
-
Mẫu chè của lô hàng cần kiểm dịch.
Nếu như lô hàng đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp. Và ngược lại.