TỔNG QUAN VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Kiểm dịch thực vật là hoạt động quản lý của nhà nước đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập vào Việt Nam nhằm ngăn ngừa sâu bệnh, vi sinh vật có hại xâm nhập vào lây lan trong lãnh thổ nước ta.

  • Nếu thực vật nhập khẩu thuộc Danh mục vật thể thuộc diện phai kiem dich khi nhập khẩu thì tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật.

  • Nếu thực vật thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu thì tiến hành xin giấy phép KDTV nhập khẩu sau đó mới tiến hành đăng ký kiểm dịch. (Theo thông tư 30/2014/TT-BNNPTN)

II. Xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

1. Danh mục các vật thể phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật (Theo thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT)

  • Cây và các bộ phận còn sống của cây.

  • Củ, quả tươi.

  • Cỏ và hạt cỏ.

  • Sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

  • Thực vật nhập khẩu phát hiện đối tượng KDTV của Việt Nam.

  • Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

2. Quy trình và thủ tục xin giấy phép kiểm dịch:

  • Cơ quan cấp giấy phép: Cục bảo vệ thực vật

  • Có hai hình thức xin giấy phép: xin online và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện

  • Hồ sơ gồm: Đơn xin kiểm dịch theo mẫu mẫu số 04/BVTV + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) + Hợp đồng thương mại ( bản sao)

  • Thời gian làm việc: 10-15 ngày

III. Đăng ký kiểm dịch thực vât

Hàng có nguồn gốc thực vật nhập khẩu về Việt Nam sẽ gồm các thủ tục:

  • KDTV nhập khẩu

  • Kiểm tra an toàn thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu

  • Kiểm dịch thực vật và kiểm tra An toàn thực phẩm nhập khẩu

Để biết được chi tiết mặt hàng nào sẽ làm thủ tục nào, chúng ta sẽ kiểm tra thông tư sau đây:

Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (update của Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp): Ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

1. Kiểm dịch thực vật:

Danh sách mặt hàng làm kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT (Mục 09).

  • Quy định rõ mã HS code từng mặt hàng cụ thể phải kiểm dịch thực vật nhập khẩu

  • Đối với hàng hoá nằm trong danh mục phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật, thì phải tiến hành xin giấy phép kiểm dịch thực vật trước sau đó tiến hành đăng ký kiểm dịch

  • Đối với hàng hoá thuộc diện chỉ kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu thì tiến hành đăng ký kiểm dịch

1.1 Đăng kí kiểm dịch:

  • Đắng ký kiểm dịch qua hệ thống một cửa quốc gia

  • Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tiến hành nộp hồ sơ giấy

  • Cơ quan thực hiện: Trạm KDTV hoặc Chi cục kiểm dịch thực vật.

Hồ sơ online yêu cầu:

  • Sales contract

  • Invoice, PKL, Bill of lading

  • Phyto Certificate

  • Giấy phép kiểm dịch (nếu có)

Thời gian làm việc: 1-2 ngày làm việc

1.2 Mở tờ khai hải quan:

  • Sau khi có số đăng ký kiem dịch, truyền tờ khai chính thức và làm thủ tục hải quan

  • Đồng thời chuẩn bị hồ sơ giấy để nộp cho kiểm dịch – tiến hành song song

Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Bộ chứng từ của lô hàng

  • Đơn đăng ký kiểm dịch đã xác nhận

Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:

  • Bộ chứng từ của lô hàng

  • Chứng nhận kiểm dịch gốc do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền ở nước xuất khấu cấp

  • Đơn đăng ký kiểm dịch

  • Giấy phép kiểm dịch (nếu có)

Tiến hành làm thủ tục tại cảng + kết hợp với cán bộ chi cục KDTV để lấy mẫu. Bên Chi cục kiểm dịch ra chứng thư kiểm dịch sau đó nộp cho hải quan để thông quan lô hàng.

2. Kiểm tra ATTP sản phẩm có nguồn gốc thực vật:

  • Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật phải làm kiểm tra ATTP được nêu rõ tại mục 10 TT 11/2021 Bộ NNPTNT

  • Hình thức: Đăng ký + upload hồ sơ qua hệ thống PQS và nộp đồng thời hồ sơ giấy

  • Cơ quan thực hiện: Trạm KDTV hoặc Chi cục kiểm dịch thực vật Vùng

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký: in từ hệ thống PQS

  • Bản công bố, tự công bố với mặt hàng đã qua chế biến bao gói sẵn (bản copy)

  • Tờ khai hải quan

  • Bill, PKL, Invoice

Thời gian làm việc: 1 ngày

3. Kiểm dịch thực vật nhập khẩu và kiểm tra an toàn thực phẩm:

  • Các sản phẩm có HS code thuộc cả danh mục 09 (KDTV) & danh mục 10 (An toàn thực phẩm) của thông tư 11/2021-TT/BNNPTNT sẽ phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP hàng hoá có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.

  • Hình thức: khai báo & upload hồ sơ trên hệ thống PQS + nộp hồ sơ giấy tại chi cục/trạm kiểm dịch.

  • Cơ quan thực hiện: Trạm kiểm dịch/Chi cục kiểm dịch thực vật

Hồ sơ yêu cầu:

  • Giấy đăng ký Kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm (in từ hệ thống)

  • Phyto (bản gốc)

  • Giấy phép kiểm dịch (bản copy hoặc bản chính – nếu có)

  • Bản công bố, tự công bố với mặt hàng đã qua chế biến bao gói sẵn

  • Bộ chứng từ lô hàng: Bill, Invoice, Packing list.

  • Tờ khai hải quan

Làm thủ tục hải quan + lấy mẫu kiểm dịch => Thông quan hàng hóa

Thời gian làm việc: 1-2 ngày.

Kết luận: Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về tổng quan quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Đây là một khâu bắt buộc yêu cầu trong việc nhập khẩu hàng hóa về thực vật. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có nhiều thông tin về kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Nếu có bất kì thắc mắc, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

—————————————————-
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VPTRANS LOGISTICS
Hotline: 0947.517.868
Email: Infos@vptrans-global.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *