THỦ TỤC NHẬP KHẨU TỦ LẠNH

Trong những siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay những quầy bán thức ăn tươi sống luôn cần phải tủ lạnh để giữ đồ ăn luôn tươi ngon. Vậy bạn có tò mò thủ tục nhập khẩu tủ lạnh cụ thể gồm những gì không? Hãy cùng VPTrans Logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Căn cứ pháp lý khi nhập khẩu tủ lạnh, tủ mát

  • Tủ lạnh nhập khẩu là loại mặt hàng chịu sự quản lí của Bộ Khoa học và Công nghệ, Căn cứ vào Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ban hành ngày 27/5/2015 thì tủ lạnh nhập khẩu là loại mặt hàng phải kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khi chuẩn bị làm thủ tục hải quan.
  • Căn cứ vào Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12/4/2012, có nội dung bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật đối với giới hạn phát xạ nhiễu điện tử của các thiết bị điện dân dụng, gia dụng.
  • Căn cứ vào nội dung của Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ban hành ngày 16/6/2017 đã có những quy định rõ ràng về việc kiểm tra chất lượng của hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản ly của bộ khoa học công nghệ.
  • Căn cứ vào Quyết định 04/2017/QĐ-TTg, thì tủ lạnh nhập khẩu là loại mặt hàng có nằm trong danh mục thiết bị phải dán nhãn năng lượng.

2. Các bước kiểm tra chất lượng, thử nghiệm hiệu suất khi nhập khẩu tủ lạnh

Khi tủ lạnh được nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải tiến hành thử nghiệm hiệu suất cũng như kiểm tra chất lượng trước khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Các bước kiểm tra chất lượng đối với tủ lạnh nhập khẩu sẽ chia thành 2 giai đoạn chính là trước khi thông quan và sau thông quan, cụ thể như sau:

2.1 Trước khi thông quan

  • Bước 1: Bạn sẽ phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống 1 cửa của Quốc gia. Bạn cần lưu ý rằng nếu mở tờ khai hải quan ở chi cục hải quan nào thì sẽ đăng ký ngay tại tỉnh của chi cục đó.
  • Bước 2: Đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
  • Bước 3: Người đại diện doanh nghiệp bạn sẽ thực hiện mở tờ khai hải quan, cùng lúc đó cũng sẽ làm thủ tục để đưa hàng vè kho để bảo quản.
  • Bước 4: Chứng nhận hợp quy cho tủ lạnh. Ở bước này, bạn cần đưa mẫu đến trung tâm thử nghiệm đã được chỉ định để tiến hành làm thủ tục hợp quy.
  • Bước 5: Lấy mấu để thử nghiệm hiệu suất năng lượng..
  • Bước 6: Làm thủ tục thông quan lô hàng.

2.2 Sau khi thông quan

  • Bước 7: Công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng cho thiết bị tủ lạnh nhập khẩu.
  • Bước 8: Dán tem năng lượng cùng với tem hợp quy và các loại tem phụ khác trước khi tủ lạnh được bán ra thị trường.

3. Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Tủ lạnh 4 cửa Inverter Coex RM-4006MSG 474L

3.1 Mã HS code

Tủ lạnh có mã HS thuộc nhóm 8418. Tuy nhiên do có nhiều chủng loại cũng như nhiều mẫu mã khác nhau. Khi nhập khẩu về Việt Nam thì các loại tủ lạnh sẽ có mã HS riêng. Bạn có thể tham khảo các mã HS của tủ lạnh được nhập khẩu phổ biến như sau:

  •  841810: Mã HS code của tủ đông liên hợp có các cửa mở riêng biệt.
  •  84181011: Mã HS code của tủ lạnh dung tích dưới 230 lít.
  •  84181020: Mã HS code các loại tủ lạnh, tủ đông có dung tích từ 350 lít đổ xuống.
  •  841821: Mã HS code tủ lạnh sử dụng máy nén.
  •  84182110: Mã HS code của tủ lạnh, tủ đông có dung tích từ 230 lít trở xuống.
  •  84182190: Mã HS code của các loại tủ lạnh, tủ đông khác.
  •  841850: Mã HS code của các loại tủ nội thất khác dùng để bảo quản thực phẩm và trưng bày có lắp hệ thống làm lạnh hoặc làm đông.
  •  84185011: Mã HS code của tủ lạnh, tủ đông là thiết bị y tế, phẫu thuật.
  •  84186100: Mã HS code của các loại tủ lạnh bơm nhiệt trừ các dòng máy điều hoà không khí.

3.2 Biểu thuế nhập khẩu

Tủ lạnh khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ có biểu thuế như sau:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi:  25%.
  • Các loại tủ lạnh nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia có C/O Form D thì chịu thuế nhập khẩu là 5%, VAT là 10%.
  • Đối với các loại tủ lạnh có C/O Form E nhập từ Trung Quốc sẽ có mức thuế nhập khẩu là 15%. Thuế giá trị gia tăng VAT là 10%.

Các loại tủ lạnh trưng bày, tủ bảo quản có hệ thống làm lạnh, cấp đông mã HS là 84185099 thì biểu thuế sẽ là:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%, VAT: 10%.
  • Những loại tủ lạnh được nhập khẩu từ Trung Quốc có C/O Form E sẽ có mức thuế nhập khẩu là 15%.
  • Những loại tủ lạnh, tủ trưng bày có C/O Form D nhập khẩu từ Malaysia hay Thái Lan sẽ chịu thuế nhập khẩu là 0%. Thuế VAT ở mức 10%.

3.3 Hồ sơ nhập khẩu 

Hồ sơ nhập khẩu tủ lạnh sẽ bao gồm những chứng từ sau:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng

4. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình tiến hành thủ tục nhập khẩu tủ lạnh, bao gồm Mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, kiểm dịch thực vật và chính sách nhập khẩu. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích mà các bạn đang quan tâm. Đối với mọi thắc mắc hoặc yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu và vận chuyển hạt hạnh nhân các bạn vui lòng liên hệ qua hotline hoặc email của chúng tôi để được tư vấn.

Ngoài thủ tục nhập khẩu, để cập nhật thông tin mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các quốc gia trên thế giới, hoặc kiến thức về Xuất Nhập Khẩu, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

—————————————————-
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VPTRANS LOGISTICS
Hotline: 0947.517.868
Email: Infos@vptrans-global.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *