-
Thị trường sản phẩm cho thú cưng hiện nay là một ngành công nghiệp lớn và đa dạng với quy mô rộng lớn và hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng cao, thị trường này đang tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là sản xuất thức ăn cho thú cưng trên khắp thế giới. Thức ăn cho thú cưng là một sản phẩm vô cùng phổ biến trong các loại sản phẩm dành cho thú cưng.
-
Trong những năm gần đây, Châu Á luôn là thị trường đáng chú ý cho ngành công nghiệp thú cưng, đặc biệt là các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nơi có số lượng người nuôi thú cưng nhiều nhất và giúp thúc đẩy nhu cầu cho thị trường thức ăn cho thú cưng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người thú nhiều trong khu vực Đông Nam Á. Thú cưng đã trở thành 1 trào lưu trong giới trẻ Việt Nam vì vậy số lượng lớn thú cưng từ nước ngoài đang được đưa về Việt Nam để tiêu thụ vào nhiều mục đích như làm cảnh hoặc lai giống. Cùng với đó, nhu cầu về nhập khẩu thức ăn cho thú cưng từ nước ngoài về Việt Nam cũng sẽ tăng cao.
Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về các quy trình nhập khẩu và các hồ sơ, giấy tờ cần thiết cũng như là các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng thức ăn cho thú cưng một cách hợp pháp, an toàn và chính xác.
II. Quy định về chính sách nhập khẩu thức ăn cho thú cưng
-
Căn cứ Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật khi nhập khẩu.
-
Căn cứ Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu.
-
Căn cứ Điều 16 Nghị định 39/2017/NĐ-CP và Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng nhập khẩu là thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
III – Mã HS và biểu thuế của mặt hàng thức ăn cho thú cưng
Thức ăn chăn nuôi được quy định thuộc nhóm HS: 2309
Thức ăn chăn nuôi có thuế nhập khẩu ưu đãi là: 7%
HS Code thức ăn cho thú cưng
IV. Yêu cầu đối với việc nhập khẩu thức ăn cho thú cưng
Thức ăn cho thú cưng nhập khẩu được chia làm hai dạng: một là sản phẩm nhập khẩu đã có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam, hai là chưa có trong danh mục.
Đối với sản phẩm đã có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam, mỗi lô hàng khi nhập khẩu về Việt Nam phải thực hiện thủ tục Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng. Đối với sản phẩm chưa có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam, khi nhập khẩu lô hàng phải thực hiện làm giấy phép lưu hành.
Sau đây, chúng ta cùng đi vào chi tiết từng loại hồ sơ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng:
1. Giấy phép lưu hành thức ăn cho thú cưng
Như đã đề cập bên trên, đối với các sản phẩm thức ăn cho thú cưng không nằm trong danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam theo Thông Tư số 02/2019/TT-BNNPTNT thì khi nhập khẩu cần phải đăng ký lưu hành theo nghị định số 39/2017/NĐ-CP .
Hồ sơ làm giấy phép lưu hành gồm:
-
Đơn đăng ký nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam
-
Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS được hợp thức hóa lãnh sự
-
Một trong các giấy chứng nhận: ISO, GMP, HACCP
-
Thành phần chi tiết của sản phẩm
-
Mẫu nhãn của sản phẩm
-
Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn sản phẩm (Certificate of Analysis)
Thời gian để xử lý bộ hồ sơ và ra chứng thư là khoảng 20 ngày kể từ ngày Cục Chăn Nuôi nhận đầy đủ chứng từ từ doanh nghiệp.
2. Kiểm dịch động vật thức ăn cho thú cưng
Theo Quyết Định số 45/2005/QĐ-BNN được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cấp ngày 25/07/2005 thì mặt hàng thức ăn cho chăn nuôi thuộc diện phải kiểm dịch. Đối với kiểm dịch động vật chúng ta sẽ đăng ký trong quá trình lô hàng đang về cảng hoặc sân bay.
Hồ sơ làm kiểm dịch động vật gồm:
-
Giấy kiểm dịch động vật do đầu nước nhập khẩu cung cấp (Health Certificate)
-
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật Thú Y
-
Vận đơn đường biển (Bill of lading)
Thời gian hoàn thành kiểm dịch động vật là 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Lưu ý, sau khi đã hoàn tất quá trình kiểm dịch động vật, doanh nghiệp có thể đem lô hàng về kho bảo quản để chờ chứng thư kiểm tra chất lượng.
3. Kiểm tra chất lượng đối với thức ăn cho thú cưng
Căn cứ theo Thông Tư số 66/2011/TT-BNNPTNT do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cấp ngày 10/10/2011 tại mục 1 Điều 10 Chương III quy định về hình thức kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm thức ăn dành cho thú cưng có nguồn gốc từ động vật.
Hồ sơ làm kiểm tra chất lượng gồm:
-
Hợp đồng mua bán (Sales contract)
-
Phiếu đóng gói (Packing List)
-
Hóa đơn mua bán (Commerical Invoice)
-
Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis)
Trong khoảng 3 ngày làm việc, Cục Chăn nuôi sẽ kiểm tra, xác nhận và thông báo cho doanh nghiệp về nội dung cũng như thời gian và địa điểm kiểm tra.
Thời gian cấp giấy xác nhận kiểm tra chất lượng là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.
V – Hồ sơ thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) của Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế suất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan như sau:
-
Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính
-
Hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản sao
-
Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao
-
Vận tải đơn: nộp 01 bản sao
-
Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao
-
Giấy chứng nhận thành phần (COA): 01 bản sao
-
Tiêu chuẩn cơ sở nhà nhập khẩu: 01 bản sao
-
Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, đăng ký KDDV hoặc KDTV: 01 bản sao
-
Công văn mang hàng về kho bảo quản: 01 bản chính (dùng trong trường hợp doanh nghiệp có mong muốn mang hàng hóa về kho bảo quan trong thời gian chờ kết quả kiểm tra nhằm hạn chế chi phí lưu cont, lưu bãi, lưu kho)
-
Giấy xác nhận lưu hành của thức ăn cho thú cưng tại Việt Nam: 01 bản sao
VI – Thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn cho thú cưng
Các thủ tục nhập khẩu thức ăn cho thú cưng tại nước nhập khẩu phải làm:
-
Đăng ký kiểm tra chất lượng: Việc đăng ký này sẽ được thực hiện trên hệ thống 1 cửa quốc gia. Sau khi đăng ký xong, được hệ thống duyệt thì in đơn đăng ký ra => Đem bộ hồ sơ và đơn đã được duyệt qua chi cục kiểm dịch động vật quản lý nộp hồ sơ đăng ký KDDV => Sau khi có đơn tiếp nhận thì và kẹp vào bộ hồ sơ để xuất trình cho hải quan. (Bước đăng ký kiểm tra chất lượng tiến hành nộp hồ sơ cho trung tâm được chỉ định kiểm tra song song với thời gian đăng kí KDDV, sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng nhà nước thì mang qua nộp cho chi cục kiểm dịch động vật).
-
Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.
-
Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì?
– Luồng xanh thì thông quan ngay chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành lấy hàng về kho
– Luồng vàng, mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra.
– Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi hoàn thành thì tiến hành lấy hàng về.
Sau khi lấy mẫu ở cảng (hoặc mang hàng về kho và đã báo cơ quan xuống lấy mẫu) xong thì chờ kết quả kiểm tra. Nếu kết quả đạt yêu cầu thì tiến hành bổ sung kết quả cho hải quan để thông quan lô hàng.
VII – Câu hỏi thường gặp về thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn cho thú cưng
-
Tôi có thể mang thức ăn cho thú cưng để sử dụng cá nhân mà không phải làm thủ tục nhập khẩu không? → Có, bạn có thể mang theo một lượng hạn chế thức ăn cho thú cưng để sử dụng cá nhân khi đi du lịch cùng thú cưng của mình. Tuy nhiên, với số lượng lớn hơn hoặc vì mục đích thương mại thì bạn phải làm thủ tục nhập khẩu.
-
Không tuân thủ quy định nhập khẩu bị phạt như thế nào? → Việc không tuân thủ các quy định nhập khẩu có thể bị phạt tiền, tịch thu hàng hóa hoặc thậm chí là hành động pháp lý. Điều cần thiết là phải tuân thủ tất cả các yêu cầu để tránh những hậu quả như vậy.
-
Có hạn chế nào về các thành phần cụ thể trong thức ăn cho vật nuôi không? → Có, một số thành phần có thể bị hạn chế hoặc bị cấm trong thức ăn cho vật nuôi. Điều cần thiết là kiểm tra danh sách các thành phần được phép để đảm bảo tuân thủ.
-
Quá trình nhập khẩu thường mất bao lâu? → Thời gian của quá trình nhập khẩu có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tính đầy đủ của tài liệu và thủ tục hải quan. Trung bình, có thể mất vài tuần để hoàn thành.
-
Tôi có thể nhập khẩu thức ăn cho vật nuôi tự chế không? → Thức ăn cho vật nuôi tự làm phải tuân theo các quy định nhập khẩu giống như thức ăn cho vật nuôi được sản xuất thương mại. Đảm bảo rằng nó đáp ứng tất cả các yêu cầu về an toàn và ghi nhãn.
-
Có bất kỳ miễn trừ nào đối với chó dẫn đường hoặc động vật phục vụ không? → Chó dẫn đường và động vật phục vụ có thể được miễn trừ cụ thể hoặc có các thủ tục hợp lý. Hãy kiểm tra với các cơ quan có liên quan để được hướng dẫn trong những trường hợp như vậy.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ