THỦ TỤC NHẬP KHẨU CAMERA

Thủ tục nhập khẩu camera là quá trình pháp lý cần thiết để đưa sản phẩm camera từ nước ngoài vào trong quốc gia. Việc nhập khẩu camera đòi hỏi sự chuyên môn cao và kiến thức pháp lý về quy trình nhập khẩu, do đó, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ quy định pháp lý trước khi tiến hành nhập khẩu sản phẩm camera.

Tại bài viết dưới đây, VPTrans với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp những vấn đề thắc mắc của các bạn!

1. Chính sách nhập khẩu camera

Thủ tục nhập khẩu camera được quy định trong những văn bản pháp luật dưới đây đây:

  • Thông tư 30/2011/TT-BTTTT cấp ngày 31/10/2011
  • Thông tư 15/2014/TT-BTTTT cấp ngày 15/11/2014
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC cấp ngày 30/01/2015
  • Công văn 20/BTTTT-CNTT cấp ngày 07/01/2015
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC cấp ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC cấp ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP được cấp ngày 15/05/2018
  • Thông tư 15/2018/TT-BTTTT cấp ngày 15/11/2018.

Theo những văn bản pháp luật trên thì mặt hàng camera không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với một số loại camera khi nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể:

  • Webcam
  • Camera ghi hình ảnh sử dụng cho lĩnh vực phát thanh
  • Camera số hoặc tương tự
  • Camera truyền hình
  • Camera kỹ thuật số khác sử dụng cho truyền hình, camera số, camera quan sát, ghi hình ảnh.
  • Bộ phận dùng cho máy camera số hoặc máy ghi video camera

Nói tóm lại, hững loại camera có thể truyền tải dữ liệu bằng sóng vô tuyến thì khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa này sẽ phải làm kiểm tra chất lượng hợp chuẩn hợp quy của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chính sách nhập khẩu camera
Chính sách nhập khẩu camera – nhập khẩu camera thiết bị giám sát an ninh. quan sát ghi hình hành trình

2. Mã HS code của camera nhập khẩu

Mã HS code sẽ quyết định đến chính sách nhập khẩu và thuế nhập khẩu của camera do camera được ghi định danh trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Dưới đây là mã HS code camera do VPTrans tổng hợp, mời bạn tham khảo:

Mô tả Mã HS code Thuế NK ưu đãi(%)
Mã HS code của Webcam 85258010 15
Mã HS code của camera ghi hình ảnh sử dụng cho lĩnh vực phát thanh 85258031 0
Mã HS code của camera ghi hình ảnh loại khác 85258039 0
Mã HS code của camera truyền hình 85258040 10
Mã HS code của camera kỹ thuật số loại phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số (DSLR) 85258051 0
Mã HS code của camera kỹ thuật số loại khác 85258059 0

Đối với mặt hàng camera được nhập khẩu từ các nước như Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Asean… người nhập khẩu nên yêu cầu người bán hàng cung cấp cho mình Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu camera thấp nhất khi làm thủ tục hải quan.

3. Bộ hồ sơ nhập khẩu camera từ nước ngoài

Thủ tục nhập khẩu camera bao gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu

Trên đây là toàn bộ giấy tờ cần thiết để làm thủ tục thông quan đối với mặt hàng camera. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, chứng thư giám định, hóa đơn thương mại và vận đơn. Ngoài ra, những chứng từ khác sẽ được bổ sung khi làm thủ tục thông quan nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.

4. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu camera về Việt Nam

Quy trình thủ tục nhập khẩu camera bao gồm những bước sau:

Bước 1. Khai báo tờ khai hải quan

Sau khi xác định được mã HS code của loại camera nhập khẩu và hoàn tất đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm online.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai báo xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Khi có phân luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống Chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà tiếp tục thực hiện các bước mở tờ khai kế tiếp.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ, nếu không có vấn đề thắc mắc gì, Cán bộ hải quan sẽ chấp nhận cho thông quan tờ khai. Doanh nghiệp nhập khẩu lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Sau khi tờ khai được thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng hóa về kho.

5. Một số câu hỏi thường gặp khi nhập khẩu Camera

Lưu ý khi nhập khẩu camera

Khi làm thủ tục nhập khẩu camera, doanh nghiệp cần phải lưu ý 1 số điểm sau đây:
– Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
– Những loại Webcam, camera bluetooth, camera truyền hình … tóm lại là những loại camera có thể truyền tải dữ liệu bằng sóng vô tuyến. Khi nhập khẩu thì phải có giấy phép và kiểm tra hợp chuẩn hợp quy.
– Linh kiện của camera đã qua sử dụng là mặt hàng cấm nhập khẩu. Muốn nhập khẩu thì phải có giấy phép nhập khẩu theo dạng phế liệu.

Nhãn mác trên camera khi nhập khẩu?

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
– Tên hàng hóa;
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
– Xuất xứ hàng hóa;
– Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Trên đây là những thông tin về thủ tục nhập khẩu camera mà VPTrans muốn giới thiệu với bạn. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thủ tục nhập khẩu.

Nếu bạn đang có thắc mắc về thủ tục xuất nhập khẩu cũng như đang có nhu cầu tìm nguồn hàng chất lượng để kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với VPTrans Logistics  qua fanpage hoặc hotline: 0947.517.868  để được tư vấn trực tiếp

—————————————————-
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VPTRANS LOGISTICS
Hotline: 0947.517.868
Email: Infos@vptrans-global.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *