Nhiều nhà kinh doanh khi mới bắt đầu nhập khẩu hàng hóa, đều nghĩ đối với lô hàng nhập khẩu thì sẽ phải đóng một khoản thuế là thuế nhập khẩu. Tuy nhiên trên thực tế, một lô hàng nhập khẩu có thể sẽ phải đóng thêm nhiều loại thuế khác tùy vào các chính sách áp dụng đối với mặt hàng đó. Vì vậy, trong bài viết này, VPTrans sẽ gửi tới các nhà kinh doanh tất tần tật thông tin chi tiết về các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa.
1. Đối tượng chịu thuế nhập khẩu
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế nhập khẩu 2016, những đối tượng sau đây được quy định chịu thuế nhập khẩu:
- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
- Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường Việt Nam;
- Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối.
Không áp dụng thuế nhập khẩu đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu hoặc trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ được sử dụng trong khu vực phi thuế quan hoặc hàng hóa được chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
2. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam
Nội dung các nhà kinh doanh cần tìm hiểu trước tiên là mặt hàng mình muốn nhập khẩu sẽ chịu thuế suất là bao nhiêu phần trăm. Việc này sẽ trở nên đơn giản hơi đối với các nhà kinh doanh đã có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên, cũng cần phải liên tục cập nhật các chính sách thuế để xác định mức thuế suất chính xác nhất.
Còn đối với các nhà kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn nhập khẩu mặt hàng mới, cần phải xác định được chính xác HS Code của mặt hàng đó, sau đó sử dụng Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành để kiểm tra mặt hàng đó chịu mức thuế bao nhiêu phần trăm.
Các loại hàng hóa thông thường sẽ chịu các loại thuế sau:
- Thuế nhập khẩu thông thường: Là thuế nhập khẩu áp dụng mức thuế suất thông thường.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: Là loại thuế nhập khẩu áp dụng với mức thuế suất ưu đãi.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Là thuế nhập khẩu áp dụng cho những hàng hóa thuộc những quốc gia có hiệp định thương mại tự do được ký kết song phương hoặc đa phương với nhau.
Ví dụ: Các nhà kinh doanh muốn nhập khẩu máy khoan điện cầm tay từ Trung Quốc thì đầu tiên, cần phải xác định mã HS của mặt hàng này. Cụ thể, mặt hàng máy khoan điện cầm tay có HS Code là 84672100.
Dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành, mặt hàng máy khoan điện cầm tay có mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%. Trong trường hợp có C/O Form E hợp lệ, hàng hóa nhập khẩu sẽ có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%. Ngoài ra, thuế VAT cho mặt hàng này là 10% và không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường hay thuế chống bán phá giá.
3. Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa
Đối với những mặt hàng đặc biệt khi nhập khẩu về Việt Nam, các nhà kinh doanh sẽ phải nộp thêm những loại thuế như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế chống bán phá giá.
3.1 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Là loại thuế gián thu, áp dụng với một số loại hàng hóa mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng. Đồng thời điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, tăng thu ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với hàng hóa chịu thuế.
Đối tượng có nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm: Thuốc lá, rượu, bia, xăng các loại, bài lá,…
3.2 Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, áp dụng với những loại hàng hóa có nguy cơ tác động xấu tới môi trường, ví dụ như: xăng, dầu, túi ni lông, thuốc diệt cỏ,…
Người nộp thuế bảo vệ môi trường là cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Ngoài ra, đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu, người nộp thuế bảo vệ môi trường là người nhận ủy thác.
3.3 Thuế chống bán phá giá
Là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng đối với trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Thuế chống bán phá giá chỉ nên được áp dụng ở mức hợp lý nhằm ngăn ngừa hạn chế thiệt hại sau khi đã tiến hành điều tra và kết luận điều tra theo quy định của pháp luật.
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế GTGT (VAT) hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải trả. Số tiền thuế này sẽ bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.
5. Cách tính thuế nhập khẩu
5.1 Trình tự tính thuế nhập khẩu hàng hóa
Trước khi tính tổng thuế nhập khẩu hàng hóa, các nhà kinh doanh cần phải xác định trình tự tính các loại thuế. Ngoài ra, cần xác định mặt hàng mình muốn nhập khẩu chịu những loại thuế nào. Sau đó, hãy tính các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa theo trình tự như sau:
1. Thuế nhập khẩu (TNK)
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
3. Thuế bảo hộ/ chống bán phá giá (TBH)
4. Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
5. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
6. Tổng thuế phải nộp
5.2 Cách tính các loại thuế nhập khẩu
1. Tính thuế nhập khẩu:
TNK = TGTT x TS |
Trong đó:
- TGTT: Trị giá tính thuế = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế + các khoản cộng khác.
- TS: Thuế suất – Dựa vào mã HS để tra mức thuế suất hoặc hàng hóa có C/O để áp dụng mức thuế ưu đãi.
2. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế TTĐB = TGTT.TTĐB x TS |
Trong đó:
- TGTT.TTĐB: Trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = (TNK + trị giá tính thuế NK) x TS.
- TS: Thuế suất dựa theo mã HS.
3. Tính thuế bảo hộ/ chống bán phá giá:
TBH = TGTTNK x TS.TBH |
Trong đó:
- TGTTNK: Trị giá tính thuế nhập khẩu
- TS.TBH: thuế suất thuế bảo hộ/ chống bán phá giá (dựa theo biểu thuế XNK)
4. Tính thuế GTGT hàng nhập khẩu:
VAT = (TGTT.NK + TNK + TTĐB + TBH + TBVMT) x TS.VAT |
Trong đó:
- TS.VAT: Là thuế suất thuế giá trị gia tăng (tra trong biểu thuế XNK)
Có thể thấy rằng, có rất nhiều loại thuế mà các nhà kinh doanh phải chú ý, cần phải hết sức cẩn thận trong quá trình tra cứu, tính toán các loại thuế nhập khẩu. Các nhà kinh doanh cũng có thể sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan của các đơn vị logistics như VPTransLogistics. Chúng tôi sẽ giúp các nhà kinh doanh tính toán chính xác các khoản thuế, làm thủ tục hải quan chính xác, từ đó đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa.
Dịch vụ khai báo hải quan tại VPTrans Logistics
Khai báo hải quan là một hoạt động phức tạp trong thương mại Quốc tế, đối với doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa có kinh nghiệm nhập khẩu sẽ rất dễ sai sót dẫn đến lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Chính vì vậy hãy để VPTrans đứng ra tư vấn và hỗ trợ cho bạn. Với 5 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đội ngũ chuyên môn cao, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ bạn xử lý các thủ tục nhập khẩu đơn hàng một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất!
Trên đây là thông tin về các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa mà các nhà kinh doanh cần phải chú ý. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp các nhà kinh doanh hiểu rõ hơn về các loại thuế nhập khẩu cũng như các tính toán các khoản thuế này. Nếu các nhà kinh doanh có nhu cầu sử dụng dịch vụ khai báo hải quan tại VPTrans, hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline 0947 517 868 để được tư vấn chi tiết nhất!